Tư duy kinh doanh là gì? Tại sao doanh nhân cần phải có tư duy kinh doanh?

Tư duy kinh doanh là gì?
Tư duy kinh doanh rất rộng nó bao gồm nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên có thể xác định một người kinh doanh giỏi cần phải có những yếu tố như khả năng tư duy chiến lượng, nghiên cứu thị trường, am hiểm tâm lý khách hàng, tiếp thị hàng hóa giỏi, khả năng quan hệ công chúng tốt…
Người có tư duy kinh doanh là người như thế nào?
- Là người có kiến thức sâu rộng: Một nhà chiến lược thực thụ cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa…
- Xác định được mục tiêu của hoạt động kinh doanh: Hầu hết công ty nào cũng hướng đến đạt được lợi nhuận cao với chi phí thấp.
- Biết kiểm soát và điều khiển suy nghĩ của bản thân: Họ là những người luôn biết mình biết gì, mình cần gì, và mình cần làm gì trong hoạt động kinh doanh của mình. Là người hiểu được chiến lược và ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh của mình.
- Biết gắn cảm xúc của bản thân với hoạt động kinh doanh một cách đúng đắn: Không để các cảm xúc tiêu cực làm cho bản thân mình dễ dàng từ bỏ.
Tại sao kinh doanh cần có tư duy?
Biết những gì mình cần
Mỗi doanh nghiệp sẽ có định hướng khác nhau về điều họ cần: vị trí trong lĩnh vực hoạt động? trong khu vực? Hệ thống chi nhánh? Hay giá trị thương hiệu? Việc lựa chọn đường hướng và kết nối nó mật thiết với lợi nhuận là nghệ thuật tư duy của nhà lãnh đạo. Sự quan tâm ở đây bao hàm nhiều phương diện hình ảnh thương hiệu, phân khúc thị trường, dòng tiền… Đường hướng này thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và mục tiêu cần thực hiện trong một mốc thời gian cụ thể.
Tư duy kinh doanh định hướng phù hợp, sẽ hạn chế sự rủi ro trong tài chính và nhân lực. Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp được rút ngắn, nâng cao hiệu suất doanh thu và tránh tình trạng phá sản do đầu tư đồng loạt hiệu quả kém. Tư duy phù hợp sẽ hình thành một chuỗi kỹ năng kinh doanh tốt cho cả lãnh đạo và nhân sự.
Quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng truyền thông với tư duy kinh doanh
Benjamin Franklin – nhà chính trị gia người Mỹ từng nói: “Nếu bạn không chuẩn bị đồng nghĩa với việc bạn đang chuẩn bị cho sự thất bại” câu nói nói có nhiều sự tương đồng trong kinh doanh. Khi khởi nghiệp hay vận hành, điều các nhà lãnh đạo “gối đầu” từ doanh nghiệp đến giường ngủ là sự dự phòng. Ngân sách dự phòng, kế hoạch dự phòng, kế hoạch cấp bách, quản trị rủi ro về nhân sự, thông tin và thương hiệu.
Bài học đắt giá và tốn nhiều giấy mực truyền thông Việt Nam vào năm 2016: Kỳ án con ruồi nghìn tỷ của Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát. Một kịch bản xử lý khủng hoảng truyền thông trong giai đoạn đầu được báo chí kinh tế, chuyên gia đầu ngành đánh giá là chưa khôn ngoan. Tiếp đó là các bước xử lý rơi nhẹ của tập đoàn trong giai đoạn khủng hoảng và khôi phục uy tín thương hiệu qua chi tiết gã khổng lồ Coca Cola đề nghị mua cổ phiếu tập đoàn Tân Hiệp Phát với giá trị lên đến 2,5 tỷ USD trong cuốn sách “Competing with Giants” của Bà Trần Uyên Phương.
Xây dựng hệ sinh thái đa dạng và thống nhất
Mở rộng sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực hoạt động liên quan là nhu cầu thường diễn ra ở những doanh nghiệp có thâm niên. Xây dựng một hệ sinh thái có sự hỗ trợ và thống nhất về cơ hội, lợi thế cạnh tranh hay nguồn vốn, quy mô luôn có sức hút ma lực với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo khôn ngoan sẽ có sự chuẩn bị về mọi mặt trong tư duy và chúng được đặt trên bàn làm việc.
Thái độ trong kinh doanh
Tư duy chiến lược không chỉ là những con số, những trang giấy mà còn ở văn hóa doanh nghiệp. Thái độ trao dồi, học hỏi và ứng xử tập thể, ứng xử khủng hoảng thể hiện tư duy và nhân sinh quan của con người.
Trong kinh doanh, cảm xúc cần được truy xét nguồn gốc khơi gợi tạo nên chúng, điều gì tạo nên sự phấn khởi, nhiệt huyết, chán nản và nóng giận? Mỗi quyết định hôm nay đều sẽ gây ra cục diện mới vào ngày mai vì vậy nhà lãnh đạo luôn cần thái độ tích cực và thời gian nhất định để xem xét nhiều khía cạnh trong cơ chế hoạt động của doanh nghiệp.
Một nhà chiến lược tốt sẽ luôn chào đón những thay đổi và biến nó thành cơ hội, nhanh chóng phản ứng lại với thị trường với một tư duy kinh doanh tuyệt vời.
Kinh nghiệm nâng cao khả năng tư duy kinh doanh
Thay đổi tư duy kinh doanh
Trước khi bước vào kinh doanh bán lẻ bạn cần phải chuẩn bị tâm lý phương án trong mọi trường hợp kể cả khi siêu thị phá sản. Một tư duy thực tế giúp bạn đưa ra những giải pháp tốt nhất trong mọi tình huống. Khi bắt đầu kinh doanh sẽ không có ai nghĩ đến việc phải thanh lý cửa hàng dẫn đến tâm lý chủ quan khi bắt đầu thực hiện.
Một siêu thị thành công đó là phải được sự công nhận của khách hàng. Rất nhiều nhà kinh doanh chỉ chăm chỉ theo đuổi lợi nhuận mà quên mất nguồn mang lại lợi nhuận cho mình chính là khách hàng. Đặt khách hàng làm trọng tâm quan tâm đến điều khách hàng muốn, khả năng chi trả cho một sản phẩm của khách hàng sẽ mang lại thành công lâu dài cho siêu thị của bạn.
Tham gia các khóa học kinh doanh
Những người chưa có kinh nghiệm trong việc kinh doanh siêu thị hay những người đã có kinh nghiệm buôn bán thì cũng thể tìm hiểu thêm về các khóa học, trao đổi, hộ nghị về tư duy bán hàng, quản trị nhân lực, khả năng lãnh đạo, xu hướng hội nhập…để đa dạng tư duy kinh doanh của mình.
Hầu hết các khóa học đều được truyền đạt bởi những người có nhiều kinh nghiệm cả về thành tự thực tế lẫn kiến thức trên sách vở vì vậy bạn hoàn toàn có thể học thêm được từ học những kiến thức về kinh doanh siêu thị mà mình chưa từng biết tới.
Đọc thêm sách về tư duy kinh doanh, bán hàng
Chịu khó bỏ thời gian để đọc sách nhằm nâng cao kỹ năng bán hàng, quản lý siêu thị, quản trị, về tư duy kinh doanh nói chung và tư duy kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini nói riêng. Việc học thường xuyên đọc sách tài liệu để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh là điều cực kỳ cần thiết với bất cứ một ai dù đã có nhiều kinh nghiệm.
Thị trường không ngừng biến động vậy nên người kinh doanh cũng phải thường xuyên cập nhật thông tin, xu hướng mới trong lĩnh vực cũng như mở rộng sang các khu vực khác để bảo đảm tư duy kinh doanh không bị cũ.
“Phi thương bất phú” không kinh doanh thì khó mà giàu được, câu nói được truyền lại từ đời này qua đời khác qua nhiều thế hệ và không thể phủ nhận tính chính xác trên thực tế của nó.
9 tư duy kinh doanh của doanh nhân thành công
Tư duy kinh doanh 1: “Thương đạo” là “Nhân đạo”
Con đường kinh doanh chính là con đường học làm người. Muốn làm kinh doanh trước hết phải học làm người chân chính. Đây chính là chìa khóa mấu chốt để dẫn tới thành công.
Làm kinh doanh cũng là cách học làm người. Bởi, làm người là một môn nghệ thuật mà chúng ta cần học cả đời. Nếu biết áp dụng nó trên cả thương trường thì chắc chắn bạn sẽ thu về thành quả như mong đợi. Nhiều người làm kinh doanh gặp thất bại phần lớn không phải do họ không thông minh hay chưa gặp thời, mà bởi cái đức, cái tâm với nghề chưa đủ.
Những người biết cách làm người trước, rồi sau đó mới làm kinh doanh thì tài khí mới thịnh vượng, tiền vào như nước cũng chỉ là chuyện một sớm một chiều, trăng đến rằm thì trăng sẽ tròn. Những kẻ kinh doanh bất chính, dù có “phất lên” thì cũng không duy trì được lâu.
Tư duy kinh doanh 2: Cần phải linh hoạt, ứng biến trong kinh doanh
Trong kinh doanh, không có phương pháp nào cố định để thành công. Lý Gia Thành, tỷ phú người Hongkong giàu thứ 23 thế giới có một câu nói nổi tiếng. Đó là “Thương giả vô cực”. Ông tin rằng không có thứ gọi là quy luật bất biến trong kinh doanh. Muốn làm doanh nghiệp, bạn phải linh hoạt, ứng biến kịp thời, vượt qua những thói quen suy nghĩ cố hữu.
Thị trường chưa khi nào đứng im, thương trường luôn biến hóa khôn lường. Điều này, đòi hỏi doanh nhân phải luôn thay đổi, bắt kịp xu hướng thị trường. Muốn có một chỗ đứng nhất định trên thương trường, các sản phẩm của bạn có thể là “độc môn”, nhưng tư duy thì luôn phải linh hoạt và phải có tính mới. Cái gọi là “một mánh mới, ăn cả trời” cũng là dựa trên chữ “mới” mà ra.
Vấn đề lớn – Cơ hội lớn
Không dễ gì để tìm ra những con đường để lên đến đỉnh núi. Thậm chí, sẽ còn khó hơn để chinh phục được đỉnh núi đó. Vấn đề và rủi ro càng lớn thì khi giải quyết được bạn sẽ thu về cơ hội càng lớn.
Rủi ro là một phần tất yếu trong kinh doanh. Giải quyết được rủi ro tức là bạn đã tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp của mình. Biến rủi ro thành thách thức, từ thách thức hóa cơ hội. Bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách phán đoán trước. Từ đó, tận dụng như một bí quyết kinh doanh thành công cho mình. Đây chính là một trong những lối tư duy cần có của doanh nhân thành công.
Sẵn sàng chịu khổ, đối mặt với khó khăn
Mọi thành công đều phải trả giá bởi rất nhiều cố gắng và nỗ lực. Tấm gương điển hình chính là Bill Gates – tỉ phú tự thân được người người ngưỡng mộ. Trải qua rất nhiều thất bại, nhưng Bill Gates vẫn không nản chí. Và cuối cùng, trái ngọt cũng đến với ông cùng đế chế Microsoft do ông sáng lập.
Giai đoạn khởi nghiệp vẫn là giai đoạn mà bạn cần phải có sức chịu đựng giỏi nhất, có gan làm ông chủ thì cũng phải ngủ được trên sàn đất, bạn thậm chí còn phải vất vả hơn cả nhân viên của mình. Việc không đầu hàng trước thất bại sẽ giúp bạn mạnh mẽ, trưởng thành hơn. Luôn mỉm cười đối mặt với khó khăn và giữ cho mình cái đầu lạnh là một tư duy mà doanh nhân cần có.
Tư duy kinh doanh 5: Dám khác biệt, dám là người tiên phong
Lỗ Tấn từng nói: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Quả đúng là như vậy. Bất kể kinh doanh hay khởi nghiệp, bạn đều phải dám mạo hiểm, dám là người đầu tiên.
Miễn là có cơ hội kinh doanh có lợi nhuận, đừng từ bỏ nó vì bạn sợ mạo hiểm. Bởi lẽ thương trường chính là nơi mà những người thực sự có năng lực có thể tồn tại. Đây là một trong những tư duy kinh doanh cần có của một nhà lãnh đạo. Dám nghĩ, dám làm thôi chưa đủ, mà bạn còn phải dám là người tiên phong trong mọi hoàn cảnh.
Nhân mạch là kim mạch
Ở xã hội này, quan hệ xã hội là một nguồn lực vô cùng có giá trị. Trong nhiều trường hợp, quan hệ xã hội chính là một nguồn tài chính, có thể được trực tiếp chuyển đổi thành sự giàu có. Bất kể bạn đang bắt đầu kinh doanh hay có ý định khởi nghiệp, việc kiếm tiền sẽ dễ dàng hơn bằng cách thiết lập một mạng lưới quan hệ. Sau đó tìm kiếm, nắm bắt và sử dụng các cơ hội kinh doanh. Đây là một lý do tại sao những người lớn tuổi, quan hệ xã hội rộng lại có nhiều khả năng thành công hơn.
Nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhận định đúng đắn thời thế
Cơ hội kinh doanh luôn luôn có, nhưng đôi khi nó lại bị ẩn đi. Chỉ những doanh nhân có con mắt tinh tường, giỏi phán đoán tình huống và có những hành động thiết thực mới có thể nắm bắt và sử dụng cơ hội kinh doanh đồng thời kịp thời biến chúng thành lợi nhuận và sự giàu có, như Jack Ma nói: “Kinh doanh ngày càng khó làm, nhưng càng khó thì cơ hội càng cao, mấu chốt là ở tầm nhìn.”
Tư duy kinh doanh 8: Dĩ “nhanh” vi bản
Một bước đi trước, bước bước dẫn đầu, trong thời đại “cá lớn ăn cá nhỏ, cá nhanh ăn cá chậm” này, tốc độ đã trở thành một trong những quy tắc cơ bản quyết định độ lớn mạnh của doanh nghiệp.
Do đó, bất kể bắt đầu kinh doanh hay khởi nghiệp, bạn phải “bắt trend” nhanh hơn ai hết. Nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhanh chóng tung ra sản phẩm và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường,… Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể bất khả chiến bại.
Tư duy kinh doanh 9: Tin tưởng vào bản thân
Đây là tư duy mấu chốt, quyết định sự thành bại của bạn. Thái độ của bạn nắm giữ tất cả. Một thái độ tiêu cực sẽ làm giảm thành công của bạn và ngược lại, thái độ tích cực sẽ tăng khả năng đó. Không tin tưởng vào bản thân mình, bạn đã lạc mất con đường dẫn đến thành công. Bí quyết kinh doanh thành côngcủa nhiều người, trong đó có Adam Khoo đều dựa vào việc thay đổi thái độ và thay đổi những điều suy nghĩ về bản thân mình.
Tổng hợp
Xem thêm: Nguyên tắc 5 giờ biến một người bình thường thành người “đáng gờm” – Haycome