Những kỹ năng trả lời phỏng vấn dành cho ứng viên đối với những câu phỏng vấn khó

 Trả lời phỏng vấn cần các kỹ năng gì? Trong thị trường nhân sự ngày càng phát triển ngày nay, bạn sẽ đối mặt với rất nhiều ứng viên mạnh. Do đó, câu trả lời của bạn trong buổi phỏng vấn có thể mang lại hoặc lấy đi của bạn công việc mơ ước. Không chỉ là sinh viên mới ra trường, nhiều người đã có kinh nghiệm làm việc vẫn không tránh khỏi tâm trạng hồi hộp mỗi lần đi phỏng vấn, nhất là khi phỏng vấn không chỉ có một người mà 2, 3 người. Đừng để khí thế của họ áp đảo tinh thần bạn, khiến bạn bị động và lúng túng. Tình huống xấu nhất là bạn bị trượt, chẳng có gì to tát cả, nếu bạn cứ lúng túng, hoảng sợ thì kết cục cũng sẽ như nhau. Bài viết dưới đây Haycome chia sẻ cho bạn những kỹ năng trả lời phỏng vấn dành đối với những câu hỏi phỏng vấn khó.

Những kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn bạn cần biết khi tìm việc

Kỹ năng giao tiếp tốt

Giao tiếp được xem như là chìa khóa dẫn đến thành công trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy, trong tất cả những kỹ năng mềm thì giao tiếp chính là kỹ năng được đánh giá là quan trọng nhất. Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt chính là bạn thuyết phục người khác ra sao và kết quả như thế nào.

Giao tiếp là cầu nối gắn kết mọi mối quan hệ. Đây chính là một kỹ năng mềm vô cùng cần thiết trong công việc. Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn từ ngữ trong đối thoại để tạo được ấn tượng đối với người nghe.

Kỹ năng phân tích

Mỗi khi đối mặt với một vấn đề mà bạn cho là khó khăn, bạn hãy cố tìm hướng để giải quyết vấn đề đó. Bằng việc xem xét các khía cạnh của vấn đề: chuyện gì sẽ xảy ra, nên làm thế nào nếu chuyện đó xảy ra?

Đó được gọi là kỹ năng phân tích. Bạn cần mổ xẻ vấn đề để có thể đưa ra được những phương pháp tốt nhất cho điều mà bạn đang vướng mắc. Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó không quan trọng hoặc nó có khả năng tự giải quyết.

Việc sở hữu kỹ năng phân tích kỹ lưỡng và cẩn thận sẽ giúp bạn nhìn nhận được nhiều mặt của vấn đề, sẵn sàng đối phó với những rủi ro có thể xảy ra.

Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn

Những kỹ năng trả lời phỏng vấn dành cho ứng viên đối với những câu phỏng vấn khó

Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn là cách bạn dẫn dắt cuộc hội thoại với những câu hỏi mang tính tích cực để duy trì cuộc nói chuyện. Từ đó, đảm bảo được mạch của câu chuyện mà đem lại cảm giác thoải mái cho cả mình và đối phương tham gia đối thoại.

  • Lên kế hoạch: Bạn nên đặt ra một vài câu hỏi sẵn ở trong đầu rằng nó có mục đích gì và thông tin như thế nào. Có như thế, câu hỏi của bạn sẽ không bị lạc đề khiến người nghe hiểu sai ý của bạn.
  • Đặt câu hỏi: Trong phỏng vấn, bạn cần đưa ra những câu hỏi mới mẻ, có tính sáng tạo và theo đúng mạch của cuộc đối thoại. Tránh hỏi các câu hỏi về những nội dung mà đối phương đã đề cập từ trước. Và nên nhớ, hãy hỏi từng câu một, từng ý một để người nghe không bị rối khi câu hỏi đến dồn dập.
  • Lắng nghe: Việc lắng nghe những câu chuyện từ đối phương sẽ giúp bạn thu thập được một số thông tin có ích. Nó sẽ giúp bạn làm chủ được tình huống và thuận lợi hơn trong việc đưa ra các câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh câu chuyện.

Kỹ năng truyền cảm hứng

Mặc dù ít được nhắc đến nhưng kỹ năng truyền cảm hứng là kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống. Việc truyền động lực, cảm hứng cho mọi người mang lại hiệu quả vô cùng cao trong công việc.

Kỹ năng phỏng vấn tìm việc bằng Tiếng Anh

Phỏng vấn luôn là một mối lo lắng cho các ứng viên và càng áp lực hơn khi đó là buổi phỏng vấn bằng Tiếng Anh.

Nhưng đừng lo, trước khi đối diện với buổi phỏng vấn như thế, trước hết hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế thoải mái. Bạn hãy tìm hiểu những bộ câu hỏi phỏng vấn bằng Tiếng Anh ở trên các trang web, mạng xã hội bởi chúng ít nhiều cũng giúp ích cho bạn. Hãy trau dồi trình độ Tiếng Anh mọi lúc mọi nơi bởi nó là thứ ngôn ngữ của thời hiện đại, nó chính là chìa khóa dẫn đến thành công mà ai cũng nên nắm giữ.

Bên cạnh những kỹ năng mềm đã được đề cập ở trên, chúng ta nên trau dồi thêm những kỹ năng khác bởi chúng không bao giờ thừa. Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại trong kinh doanh cũng vô cùng cần thiết. Từ việc chào hỏi, ứng xử với đối phương qua điện thoại cũng cần được rèn luyện thật khéo léo. Hay kỹ năng kế toán cũng là một kỹ năng mà bạn nên học hỏi và tìm hiểu. Bởi thêm một kỹ năng, bạn sẽ thêm một cơ hội thành công so với những đối thủ khác.

Những cách trả lời phỏng vấn thông minh cho các câu hỏi khó

Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn muốn công việc này?

Hãy thành thật với bản thân: Tại sao bạn muốn công việc này? Bạn có thật sự quan tâm đến vị trí công việc này hay không? Bạn bị ấn tượng bởi những hoạt động xã hội của công ty? Hoặc bạn thực sự mong muốn được tăng lương khi gia nhập công ty này? Hy vọng rằng đó không phải là điều cuối cùng!

Vì sao bạn muốn công việc này? Bạn có hiểu chính xác điều gì đang trông chờ bạn hay không? Bạn đã nghiên cứu kỹ mô tả công việc? Bạn có tìm hiểu về website công ty? Bạn có biết người nào đang làm việc tại công ty này mà có thể giới thiệu bạn với nhà tuyển dụng?

Hãy chuẩn bị và tìm hiểu kỹ càng! Tránh bị động và phòng thủ với các kiểu trả lời phỏng vấn bắt đầu bằng “Bởi vì” như sau: “Bởi vì tôi nghĩ tôi sẽ làm tốt công việc này,” “bởi vì công việc này dường như là cơ hội tốt cho tôi” hoặc “bởi vì công việc này trả lương cao.”

Thay vì đó, trong buổi phỏng vấn bạn nên trả lời: “Tôi đã đọc qua mô tả công việc và cũng xem qua website công ty, vị trí công việc thực sự thu hút tôi, khiến tôi nhận thấy các kỹ năng của bản thân quả thực phù hợp với công việc. Bên cạnh đó, tôi rất hào hứng với những nhiệm vụ và trách nhiệm mới trong công việc này.”

Hãy điều chỉnh câu trả lời của bạn sao cho phù hợp với vị trí công việc đăng tuyển. Bạn sẽ có thêm quyền hạn và trách nhiệm? Bạn sẽ được trợ lý cho giám đốc cấp cao thay vì một nhóm 50 người? Bạn sẽ làm việc trách nhiệm công việc khác nhau với cơ hội được tham gia vào các dự án và sự kiện của công ty?

Câu hỏi phỏng vấn: Vì sao tôi nên tuyển dụng bạn?

Đây là câu hỏi giúp bạn thể hiện và tiếp thị bản thân. Vì sao ai đó phải tuyển dụng bạn? Bạn có phải là nhân tài khiến các công ty thèm khát? Bạn có thành tạo Microsoft Office, Powerpoint và Excel? Bạn sáng tạo và bạn nghĩ bạn có thể mang lại giá trị cho công ty?

Bằng việc tìm hiểu bản mô tả công việc, hãy cố liệt kê ra những điểm mạnh của bản thân bằng những ví dụ trong công việc bạn đã hoàn thành trước đây mà có liên quan đến yêu cầu của vị rí này trong buổi phỏng vấn.

Bạn có thể nói rằng: “Tôi tin rằng tôi phù hợp với yêu cầu công việc được nêu trong bản mô tả việc làm và tôi cảm thấy rằng tôi thực sự làm tốt trong vai trò này như những gì tôi đã làm tại … (lĩnh vực/vai trò/cấp bậc mà bạn mong muốn). Tại vị trí trước đây của tôi, tôi chịu trách nhiệm … (sử dụng ví dụ cụ thể để làm nổi bật giá trị của bạn).

Một lần nữa, hãy cố gắng điều chỉnh câu trả lời của mình sao cho phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển! Hãy thể hiện nhiệt huyết trong câu trả lời, cũng như thái độ tích cực và tự tinh. Nếu bạn không thể thuyết phục bản thân rằng bạn phù hợp với vị trí này – làm sao bạn có thể thuyết phục người khác!

Những kỹ năng trả lời phỏng vấn dành cho ứng viên đối với những câu phỏng vấn khó

Câu hỏi phỏng vấn: Đâu là điểm yếu lớn nhất của bạn?

Đây được xem là một câu hỏi tiêu cực, và nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi này để kiểm tra khả năng giữ bình tĩnh của bạn. Chúng ta tất thảy đều có điểm yếu, hãy đối mặt với điều đó, bởi chúng ta không bao giờ là hoàn hảo cả! Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ có được công việc mà bạn mong muốn khi trả lời thành thật câu hỏi trên. Hãy nghĩ cách để biến điểm yếu của bạn trở thành điều gì đó tích cực hơn.

Hãy nhìn vào bản mô tả công việc một lần nữa và chọn ra một yêu cầu mà bạn nghĩ bạn cần phải cải thiện hơn. Bạn có ngại thuyết trình trước đám đông không? Bạn có gặp vấn đề về quản lý thời gian không? Bạn có cảm thấy rằng mình được hưởng lợi từ những buổi đào tạo về Microsoft Office?

Một câu trả lời khả dĩ (tuỳ thuộc vào điểm yếu mà ạn chọn” nên là” “Tôi hiểu rằng kỹ năng tin học của tôi, Microsoft Excel và Powerpoint thực sự chưa lên đến trình độ nâng cao nhưng hiện tại tôi đang học thêm những kỹ năng này khi có thời gian rảnh.” Hoặc, “Tôi nghĩ kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng tôi cần cải thiện hơn nữa. Tôi đã nghiên cứu và lên kế hoạch kỹ càng hơn để biết cách ưu tiên các nhiệm vụ khác nhau. Đồng thời, việc viết ra một danh sách những việc cần làm cũng giúp tôi trong việc quản lý thời gian.”

Tránh thể hiện rằng mình là một “người hoàn hảo” bằng cách nói “Tôi không có điểm yếu nào hết.” Điều này chỉ khiến bạn bị nhìn nhận là quá kiêu ngạo và quá tự tin.

Câu hỏi phỏng vấn: Vì sao bạn rời bỏ công ty cũ

Bất kể bạn định nói gì – hãy giữ thái độ tích cực! Đây không phải là cơ hội để bạn phàn nàn về những bất công về lương thưởng vào năm ngoái hoặc sếp cũ của bạn vô lý như thế nào. Cho dù là lý do gì chăng nữa, hãy chắc rằng câu trả lời của bạn là câu trả lời tích cực.

Nếu bạn cảm thấy bị đánh giá thấp trong vai trò của mình hoặc có mâu thuẫn cá nhân với sếp hoặc đồng nghiệp, hãy nghĩ cách trả lời sao cho nhà tuyển tiềm năng cảm thấy câu trả lời của bạn là phù hợp. Hãy chuẩn bị kỹ câu trả lời này trước khi bạn tham gia buổi phỏng vấn.

Đơn giản nói rằng bạn mong muốn có được “một thử thách mới” hoặc “sự thay đổi về môi trường” sẽ có thể khiến nhà tuyển dụng cảnh giác với bạn. Do đó, nếu bạn có câu trả lời “Tôi muốn tìm kiếm thử thách mới” hãy chuẩn bị cho những câu hỏi sâu hơn từ nhà tuyển dụng.

Vì sao bạn lại muốn thử thách mới? Bạn có thể nói rõ hơn thử thách mới đối với bạn hiện tại là gì không? Vì sao bạn không thẳng thắn trao đổi với công ty cũ rằng bạn mong muốn những thách thức mới trong công việc?

Hãy tập trung hơn nữa về lý do vì sao vị trí này lại phù hợp với bạn và loại bớt những lý do vì sao vị trí cũ lại không phù hợp với bạn nữa.

Câu hỏi phỏng vấn: Hãy giới thiệu về bản thân bạn?

Hãy cần thận. Đây không phải là lúc bạn kể cho nhà tuyển dụng nghe về câu chuyện cuộc đời bạn.

“Tôi đến từ một gia đình 6 người và sống với người anh cả gần Công viên East Coast, và tôi vừa mới về thăm nhà vào dịp lễ” thực sự KHÔNG phải câu trả lời nhà tuyển dụng muốn nghe. Khi người phỏng vấn hỏi câu hỏi này, họ muốn biết bạn đang làm gì, bạn mong muốn điều gì trong công việc và con người bạn liệu có phù hợp với văn hoá công ty hay không. Điều họ thực sự muốn biết là những gì bạn quan tâm, kỹ năng của bạn là gì, điểm mạnh của bạn ở đâu, giá trị mà bạn có thể đóng góp cho công ty.

Những kỹ năng trả lời phỏng vấn dành cho ứng viên đối với những câu phỏng vấn khó

Hãy chuẩn bị kỹ câu trả lời cho vị trí mà bạn ứng tuyển! Đừng thể hiện rằng bạn mong muốn trở thành một phần của một nhóm ồn ào náo nhiệt trong văn phòng khi con người bạn thực sự lại không thích đám đông.

Một câu trả lời tốt cho câu hỏi dạng này thường như sau: “Tôi là một nhân viên rất tận tuỵ; tôi thích trở thành một phần của nhóm, làm việc trong một môi trường đầy thách thức và năng động, và tôi cũng có thể làm việc độc lập khá tốt. Tôi thích gặp gỡ mọi người và đặc biệt thích làm những việc hành chính cho các dự án và sự kiện.

Câu hỏi phỏng vấn: Bạn nhìn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?

Đây là câu hỏi ưa thích của rất nhiều nhà tuyển dụng! Hãy trung thực – có ai biết họ sẽ ở đâu trong 5 năm tới đâu?

Câu trả lời nên là: “Tôi nghĩ tôi sẽ làm việc cho một công ty lớn như công ty này nhưng tại vị trí cao hơn.”

Bạn có thể điều chỉnh câu trả lời phỏng vấn sao cho phù hợp với từng vị trí công việc cụ thể mà bạn ứng tuyển. Nếu bạn được phỏng vấn cho vị trí Trợ lý hành chính, sự thành công của vị trí này có thể là việc trở thành Quản lý Văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính. Nếu bạn hiểu rõ được cấu trúc công ty và biết được các nhân viên hành chính thường được đề bạt thành Điều hành kinh doanh, hãy đề cập đến điều này!

Quan trọng hơn là cách bạn trả lời câu hỏi này chứ không phải điều bạn nói. Hãy thể hiện thái độ tích cực và tự tin hơn là phòng thủ và không chắc chắn. Đừng đưa ra những câu trả lời kiểu như bạn đang cố “tìm kiếm ản thân” và bạn có thể khám phá ra được điều gì đó sau 2 tháng gia nhập công ty.

Những điều cần lưu ý trong quá trình trả lời phỏng vấn

Hỏi câu hỏi liên quan đến vị trí tuyển dụng và công ty

Người phỏng vấn thường sẽ kết thúc phỏng vấn bằng việc đổi vị trí cho bạn, có nghĩa là bạn sẽ là người đặt câu hỏi, chẳng hạn như “Bạn có câu hỏi nào (cho chúng tôi) không?” hay “Bạn có gì muốn hỏi không?” Đây là cơ hội “vàng”để bạn tìm hiểu rõ hơn về vị trí mình việc làm ứng tuyển. Đặt câu hỏi hay sẽ cung cấp cho bạn thông tin quan trọng mà không thể tìm thấy trên mạng, chẳng hạn như:

  1. Tại sao công ty lại tuyển dụng vị trí việc làm này?
  2. Công ty mong tôi sẽ đạt được thành tích gì trong 3 tháng đầu tiên?
  3. Công ty có chính sách đào tạo bổ sung hay học tiếp cho nhân viên ở vị trí này không?
  4. Vị trí này hiệu quả làm việc được đánh giá ra sao?

Trình bày sự quan tâm của bạn với vị trí tuyển dụng

Trước khi ra khỏi phòng phỏng vấn hãy dành một phút để nhắc lại bạn mong muốn được làm ở vị trí này ra sao. Mức độ tương tác cao là yếu tố vô cùng quan trọng để cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn thực sự yêu thích và mong muốn được trao cơ hội làm việc ở vị trí này. Ngoài ra, bạn cũng cần cho họ thấy mình thích hợp với văn hóa công ty, đây là một yếu tố đáng để trưởng phòng nhân sự cân nhắc khi đánh giá bạn.

Tóm tắt nguyên nhân tại sao bạn thích hợp với công việc đó

Để ghi điểm, hãy khẳng định lại giá trị của bạn vào cuối buổi phỏng vấn. Xét cho cùng, bạn không phải ứng viên duy nhất cho chức vụ này, vì thế bạn cần nhấn mạnh với nhà tuyển dụng điểm mạnh và năng lực của mình. Trong một vài câu ngắn gọn, nói về kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng mà bạn chuẩn bị để mang lên bàn đàm phán. Nên nhớ những điểm mạnh đó nên gắn bó trực tiếp với trách nhiệm công việc.

Đừng trả lời phỏng vấn “Điểm yếu của em là quá cầu toàn …”

Chắc hẳn, rất nhiều bạn bối rối khi được nhà tuyển dụng hỏi câu ” Điểm yếu của bạn là gì?” trong vòng phỏng vấn, đặc biệt là các bạn sinh viên khi đi xin thực tập hoặc mới ra trường. Bởi vì ai cũng có điểm yếu, nhưng đâu mấy ai muốn thừa nhận điều này, đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn đầy tính cạnh tranh, nhiều bạn dã lựa chọn hẳn một điểm mạnh, tích cực như: tính cầu toàn, cẩn thận, tỉ mỉ … để lấp liếm và né tránh câu hỏi về điểm yếu của bản thân mình.
Thực chất thì khi hỏi câu hỏi về điểm yếu này, không phải là người phỏng vấn muốn chọc ngoáy vào “nỗi đau” của bạn, mà qua đó họ muốn tìm hiểu 3 điều:
  • Bạn có nhận thức được những điểm chưa hoàn hảo của bản thân hay không?
  • Bạn có cởi mở và trung thực về những điểm yếu, thiếu sót của chính mình?
  • Bạn có thực sự mong muốn và có kế hoạch để cải thiện những điểm yếu của bản thân để trở nên tốt hơn trong tương lai?
Do đó, trả lời câu hỏi về điểm yếu là cơ hội để chứng minh với nhà tuyển dụng bạn là người có khả năng thấu hiểu bản thân, “biết mình biết ta”, đồng thời những điểm yếu này đôi khi lại khiến bạn có nhiều động lực hơn trong công việc, có ý thức cải thiện bản thân bằng cách học các kỹ năng mới và rèn luyện mỗi ngày để trở nên hoàn hảo hơn.
Rõ ràng là ai cũng có không chỉ một mà là nhiều điểm yếu, tuy nhiên bạn cũng không nhất thiết phải kể lể toàn bộ các điểm yếu của bản thân. Khi chia sẻ về điểm yếu, bạn có thể nói về những điểm liên quan đến đặc điểm tính cách hoặc kỹ năng, tùy thuộc vào yêu cầu của vị trí mà bạn ứng tuyển.
Ví dụ, nếu công việc liên quan đến Sale/chăm sóc khách hàng, đừng nói rằng điểm yếu của bạn là giao tiếp kém. Hoặc nếu ứng tuyển vào vị trí kế toán mà bạn trả lời rằng mình là người không cẩn thận, chắc chắn sẽ fail ngay từ vòng gửi xe. Hãy lựa chọn thông minh 01 điểm yếu của bản thân nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc mình đang mong muốn ứng tuyển.
Tóm lại, hãy luôn ghi nhớ rằng: Đừng trả lời “Em quá cầu toàn” khi được hỏi về điểm yếu của bản thân trong vòng phỏng vấn. Để vượt qua câu hỏi này, câu trả lời bạn nên tập trung vào các điều sau:
  • Chọn một điểm yếu mà không ảnh hưởng trực tiếp đến công việc bạn sẽ làm.
  • Hãy trung thực và chọn một điểm yếu thực sự: Mọi sự giả dối/không trung thực sẽ dễ dàng được phát hiện bởi những nhà tuyển dụng có kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng không tìm người hoàn hảo mà họ tìm kiếm người phù hợp với vị trí công việc mà công ty đang khuyết thiếu.
  • Cung cấp một ví dụ về cách bạn đã làm để cải thiện điểm yếu của mình hoặc học một kỹ năng mới để phát triển bản thân. Thể hiện sự tự nhận thức điểm yếu của bản thân và khả năng tìm đến người khác để được trợ giúp, cung cấp cho bạn các nguồn lực cần thiết để cải thiện và phát triển bản thân.
  • Đừng đánh giá thấp bản thân quá hoặc tỏ ra thiếu tự tin khi bạn trả lời: Mối quan hệ giữa bạn và nhà tuyển dụng là Win-Win. Chân thành, tự tin, cầu thị sẽ là chìa khóa để bạn thành công ở bất kì vị trí nào!
Chúc các bạn sẽ vượt qua xuất sắc các vòng phỏng vấn và chinh phục được công việc mơ ước!
Tổng hợp
[elementor-template id="10175"]
Haycome
Logo