15 thành tố quan trọng trong mô hình kinh doanh

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mô hình kinh doanh, để xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả cần rất các yếu tố nào tạo nên. Vậy mô hình kinh doanh là gì và các thành tố quan trọng nào tạo nên mô hình kinh doanh hiệu quả nhất, cùng theo dõi bài viết dưới đây

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model. Nó mô tả rõ doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm gì, cách doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó. Đặc biệt là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận bằng cách nào.

Có nhiều loại MHKD khác nhau từ mô hình nhỏ đến mô hình lớn. Nếu bạn chưa có nhiều vốn thì có thể chọn các MHKD nhỏ ít vốn hiệu quả cao.

Hiểu một cách đơn giản MHKD mô tả để các khía cạnh cốt lõi của 1 doanh nghiệp như: mục đích, quy trình kinh doanh, khách hàng mục tiêu, các đề xuất, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cấu trúc tổ chức, lợi nhuận,…

Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều MHKD, trong đó có 6 mô hình phổ biến sau:

  • Mô hình kinh online: là hình thức kinh doanh thông qua Internet và quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội hoặc website …
  • Mô hình tiếp thị liên kết Affiliate: Đây cũng là một mô hình kinh doanh quảng cáo online
  • Mô hình nhượng quyền kinh doanh
  • Mô hình Agency: là mô hình cung cấp giải pháp marketing cho những công ty, đơn vị có nhu cầu
  • Mô hình Freemium: là mô hình kinh doanh kết hợp giữa dịch vụ miễn phí và dịch vụ trả phí
  • Mô hình kinh doanh bất động sản

Các thành tố trong mô hình kinh doanh thường gặp:

9 thành tố trong mô hình kinh doanh thường gặp nhất bao gồm:

15 thành tố quan trọng trong mô hình kinh doanh

  1. Phân khúc khách hàng (custmomer segments)
  2. Tuyên bố giá trị (value proposition)
  3. Kênh (channels)
  4. Quan hệ khách hàng (customer relationship)
  5. Dòng doanh thu (revenue streams)
  6. Nguồn lực chính (key resources)
  7. Hoạt động chính (key activities)
  8. Đối tác chính (key partnerships)
  9. Cấu trúc chi phí (Cost structure)

Mỗi khi nói về MHKD, doanh nghiệp luôn mô tả đúng cái hình có 9 ô này, nếu xem đó là cách tóm tắt cho trực quan thì khá đúng, nhưng nếu phân tích, đánh giá nghiêm túc về MHKD cho doanh nghiệp của mình, thì đánh giá qua 9 thành tố này thì vẫn chưa đủ. Khi doanh nghiệp cần được phân tích và diễn giải rõ ràng, cụ thể hơn nên đưa ra nhiều yếu tố khác, những yếu tố không kém phần quan trọng sẽ giúp MHKD của doanh nghiệp đó phát triển hiệu quả hơn, như:

  • 10. Sản phẩm dịch vụ (products & services): cần nói rõ sự lựa chọn sản phẩm dịch vụ trước khi nói đến chúng mang giá trị gì.Lựa chọn sản phẩm dịch vụ lầ phần rất quan trọng khi làm chiến lược kinh doanh và nó nên đưa vào MHKD để chỉ rõ chủ đề tạo ra giá trị cho khách hàng. Cùng một giá trị (ví dụ, “thanh lọc cơ thể”), có thể có nhiều loại spdv đáp ứng. Cty cần lựa chọn sản phẩm dịch vụ phù hợp với năng lực của mình và nhu cầu của khách hàng, và nêu nó luôn trong MHKD cho rõ ràng, mắc chi phải che giấu?
  • 11. Năng lực lõi (core competencies / core capabilities): khác với “nguồn lực” chung chung (bao gồm mọi thứ, như tiền bạc, tài sản, tri thức, công nghệ, con người …), năng lực lõi là thứ mà ta có thể dùng để tạo ra những sản phẩm dịch vụ đem lại giá trị vượt trội cho khách hàng, có thể dùng để tiếp cận các thị trường rộng lớn và đa dạng hơn, và là thứ mà đối thủ rất khó hay không thể bắt chước được. Các công ty phải xây dụng chiến lược dựa trên năng lực lõi của mình để từ đó mới cho ra đời MHKD theo đúng chiến lược. Năng lực lõi là thứ không nên bỏ qua trong cả chiến lược lẫn khi mô tả chiến lược bằng MHKD.
  • 12. Lợi thế cạnh tranh (competitive advantages) hiện hữu và cần tạo ra: Lợi thế cạnh tranh của MHKD (mô tả trực quan cho chiến lược) cũng nên nêu rõ, vì suy cho xùng, nếu một MHKD không có lợi thế cạnh tranh (bền vững) thì cũng khó thành công.
  • 13. Các quá trình chính (key processes): Các quá trình chính cần làm rõ trong mô hình vì chúng rất qua trọng. Các hoạt động chỉ để thực hiện các quá trình kinh doanh (business processes) chứ không phải tự nhiên hoạt động khơi khơi cho vui. Vì vậy, các quá trình cần được xác định và mô tả rõ. Cần hiểu rằng quá trình còn quan trọng hơn cả hoạt động vì nó là xương sống trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 14. Thị trường chính (key markets), trong MHKD có thể chỉ thích hợp cho thị trường khác (khách hàng có thể phân bố theo các địa bàn khác nhau – thì thị, nông thôn, vùng miền, quốc gia, khu vực … cần được xác định vfa mô tả rõ nơi nào là chủ lực
  • 15. Đối thủ chính (key competitors) cũng cần được nêu rõ và phân tích. Đi cùng với khách hàng, đối tác … là đối thủ. Một MHKD mà không xác định rõ các đối thủ trực tiếp và chính thì sẽ rất mơ hồ và khó khả năng cạnh tranh.

Tổng hợp

 

Xem thêm:  Đi thuê chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản có bị xử phạt không? – Haycome

[elementor-template id="10175"]
Haycome
Logo